4 cách biến hạnh phúc thành lợi thế cạnh tranh
Bạn có thể nghĩ rằng thành công sẽ đem lại hạnh phúc, nhưng nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Các nhân viên hạnh phúc làm việc năng suất hơn, ít bị kiệt sức, đòi hỏi thu nhập ít hơn và sáng tạo hơn các nhân viên kém hạnh phúc
Quan điểm tích cực có thể cải thiện sức khỏe và năng lượng, nó giống như nguồn nhiên liệu giúp bộ não của chúng ta đạt tới tiềm năng. Tác giả của cuốn sách The Happiness Advantage (nhà xuất bản Crown Business phát hành năm 2010), Eric Karpinsky đồng thời là một chuyên gia huấn luyện kinh doanh tại San Diego chuyên đào tạo về lợi thế của hạnh phúc. Ông cho biết niềm vui có thể là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của công ty bạn.
Ông đưa ra ba bí quyết tạo ra nhiều hạnh phúc hơn trong đội nhóm của bạn và tối đa hóa thành công của công ty.
1. Lan tỏa tâm trạng tốt của bạn.
Karpinsky cho biết: "Điều hay nhất các nhà lãnh đạo có thể làm là tạo ra hạnh phúc của chính họ”. Bạn đã bao giờ nhận thấy năng lượng của mình sẽ bị mất sạch khi đối diện với một người đang thất vọng và sẽ được nâng lên khi gặp một người đang mỉm cười? Karpinsky chia sẻ: "Chúng tôi đã nắm bắt được xúc cảm của mọi người”.
Tương tự như vậy, thái độ tiêu cực có thể làm trầm không khí văn phòng và gây ra hiệu suất kém, ít hài lòng trong công việc và sự kém thành công trong toàn bộ công ty, cá lãnh đạo hạnh phúc có thể tạo ra một môi trường làm việc mang lại những lợi ích của hạnh phúc. Karpinsky cho biết: "Các lãnh đạo có trách nhiệm chống đỡ những cảm xúc tiêu cực khi họ đang cảm thấy thất vọng và khi học ảm thấy tích cực để tiếp tục và lan tỏa sự tích cực đó ra xung quanh”.
2. Nâng cao tâm trạng của mọi người để họ động não tốt hơn.
Nâng cao tâm trạng của các nhân viên trước và trong quá trình thu thập ý tưởng có thể khiến họ sáng tạo hơn. Karpinsky cho rằng: "Những người hạnh phúc hơn sẽ thấy được nhiều hơn trong vùng ngoại vi của họ. Khi bạn đang trong trạng thái tiêu cực, bạn chỉ thấy những thứ ở ngay trước mắt bạn, nhưng khi bạn tràn ngập sự tích cực, bạn sẽ thấy nhiều thứ hơn và chúng sẽ mở ra cho bạn nhiều hướng suy nghĩ khác”.
Tiếp đãi vui vẻ hoặc kể một câu chuyện vui ngay từ đầu cuộc họp có thể giúp cải thiện tâm trạng của mọi người và làm cho buổi thu thập ý tưởng của bạn thành công hơn.
3. Bắt đầu ghi chép.
Dành ra vài phút vào cuối ngày để viết ra ba điều khiến bạn cảm thấy dễ chịu. Karpinsky cho rằng: "Giữ thói quen ghi chép về những điều dễ chịu là một trong những cách được nhiều người truyền tai nhau và đã mang lại thành công cho rất nhiều người và thói quen này cũng mang rất nhiều ý nghĩa cho bạn”.
Dù bạn đang chăm sóc cha mẹ già hoặc giám sát con cái học bơi, hãy tìm ra một khía cạnh có ý nghĩa sâu sắc hơn đối với cuộc sống của bạn. Theo Karpinsky, làm việc này liên tục trong 21 ngày sẽ giúp cải thiện quan điểm của bạn và giúp bạn truyền sự tích cực đó vào công việc của bạn.
4. Cho người khác thấy rằng bạn đang nghĩ về họ.
Trước khi mở hộp thư điện tử mỗi buổi sáng và bắt đầu xử lý công việc trong ngày, hãy gửi một thư điện tử ngắn để cảm ơn hoặc khích lệ đồng nghiệp, đối tác cung cấp hoặc khách hàng. Karpinsky gợi ý: "Nội dung thư không cần phải đề cập tới một việc thực sự to tát, chỉ cần đơn giản như: 'Tôi biết anh sẽ có một cuộc gặp bán hàng hôm nay, tôi hi vọng mọi việc sẽ suôn sẻ’ hoặc ‘thành công lớn với nhiệm vụ này nhé”. Gửi đi một vài câu chữ tốt đẹp hoặc khích lệ sẽ giúp cả người nhận và người gửi thêm vui vẻ.
0 comments: